CAN THIỆP HÀNH VI CẢM XÚC

Một trong những vấn đề cần can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là vấn đề trị liệu hành vi, cảm xúc. Nhiều hành vi biểu hiện ở trẻ nhỏ sẽ gây lo lắng cho cha mẹ và người lớn khác, rối loạn hành vi, cảm xúc sẽ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, quan hệ xã hội, nhận thức và mọi mặt đời sống tâm lý của trẻ. Phát hiện sớm, can thiệp và điều chỉnh hành vi cảm xúc là nền tảng đề khởi đầu tiền trình can thiệp hỗ trợ trẻ.

I. Khi nào trẻ cần can thiệp hành vi cảm xúc?

  • Khi trẻ có vấn đề hành vi cảm xúc (nội hoá hoặc ngoại hoá) như gây hấn, bốc đồng, xâm kích, bạo lực, lăng xăng, ăn vạ, thu mình, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ…
  • Trẻ có các khó khăn trong học tập: đọc, viết, tính toán, suy luận, chính tả …
  • Trẻ em có các vấn đề tâm lý và mối quan hệ khác.

II. Ai là người thực hiện can thiệp/trị liệu

  • Là nhà tâm lý lâm sàng có kinh nghiệm và năng lực thực hiện.
  • Là các giáo viên can thiệp chuyên biệt đã được đào tạo

III. Tiến trình can thiệp

IV. Chương trình và thời gian can thiệp

 

  1. Can thiệp các vấn đề hành vi – cảm xúc: 
  • Tiếp cận các vấn đề hành vi cảm xúc của học sinh
  • Thiết lập nguyên tắc cơ bản để trẻ tự kiểm soát những hành vi chưa phù hợp
  • Tiếp cận phong cách học tập của trẻ
  • Xây dựng chiến lược kiểm soát các vấn đề hành vi – cảm xúc
  • Xây dựng các chiến lược kiểm soát và dự phòng những tình huống bất lợi đối với trẻ.
  1. Can thiệp các vấn đề học tập: 
  • Tiếp cận các vấn đề lo âu của học sinh.
  • Thiết lập các nguyên tắc khơi lại hứng thú học tập đối với các môn học cụ thể (Đọc, viết, tính toán)
  • Can thiệp các yếu tố khó khăn chính của từng dạng khó khăn học tập nhất định (Đọc – chiến lược ghi nhớ từ, đọc lướt, đọc theo đoạn; Toán – can thiệp yếu tố thuộc về ký tự, chiến lược ghi nhớ để thực hiện tính toán; Viết – Can thiệp các yếu tố thuộc vận động viết, viết đúng chính tả, viết đúng hàng/ dòng)
  1. Trị liệu/ tham vấn các vấn đề tâm lý khác: 
  • Học sinh bộc lộ những vấn đề thuộc nội hóa (Lo lắng, khóc nhiều, tiểu dầm, cắn móng tay mức độ thường xuyên, giận dữ, khó chịu, cáu gắt, né tránh giao tiếp với mọi người xung quanh, giảm hứng thú rõ rệt với những hoạt động thường ngày)
  • Kết nối và xây dựng bối cảnh an toàn, thoải mái đối với trẻ.
  • Khám phá các yếu tố tích cực để khơi gợi lên yếu tố động cơ.
  • Phân tích tìm hiểu nguồn gốc của các vấn đề (các yếu tố thuộc gia đình, mối quan hệ, trường học, bối cảnh xã hội)