KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SÀNG LỌC CHO TRẺ TỰ KỶ

I. Lợi ích của can thiệp sớm 

Hiện nay, trẻ mắc chứng tự kỉ ngày càng nhiều ở Việt Nam. Trẻ mắc chứng tự kỷ được can thiệp sớm sẽ có nhiều cơ hội phát triển và hòa nhập hơn.

Với những gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ thì “cuộc chiến” thường kéo dài và rất gian nan. Và việc phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là rất quan trọng. Vì phát hiện càng sớm thì việc can thiệp, khắc phục sẽ có kết quả cao hơn, trẻ càng có nhiều cơ hội hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống. Sao Mai với  mô hình can thiệp sớm của mình đã luôn đề cao trách nhiệm xã hội, chia sẻ gánh nặng với gia đình trẻ bằng việc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả chuyên môn, lấy trẻ là trung tâm trong mọi hoạt động, hướng đến một tương lai tươi sáng cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ…

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, ước tính trên toàn thế giới, cứ 160 trẻ thì có 1 trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Còn tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 200.000 người có chứng tự kỷ và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Và thực tế số trẻ tự kỷ có thể cao hơn con số thống kê bởi nhiều trẻ chưa được phát hiện hoặc phát hiện, chẩn đoán muộn…

Việc phát hiện sớm trẻ tự kỷ là một vấn đề cấp bách và rất quan trọng, bởi nếu được phát hiện sớm, các em sẽ có nhiều cơ hội để trị liệu và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng, trở thành người có ích. Tuy nhiên, hiện nay, điều đáng báo động là nhiều bậc cha, mẹ không phát hiện ra con mình tự kỷ hoặc không chịu thừa nhận con mình mắc chứng bệnh này, dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Phần đông trẻ được chẩn đoán tự kỷ khi đã quá 3 tuổi.

Những biểu hiện của chứng tự kỷ khá đa dạng và có mức độ khác nhau, đa phần phụ huynh chưa có nhiều hiểu biết về hội chứng này do vậy có những trẻ bị mắc bệnh thể nhẹ thường được gia đình cho đi khám chẩn đoán muộn, có trẻ đến lúc đi học tiểu học mới được phát hiện khiến trẻ mất đi cơ hội can thiệp và sự cải thiện của trẻ sẽ rất thấp. trong khi nhiều phụ huynh chủ quan, không để ý đến con khi có các dấu hiệu tự kỷ nhẹ khiến cho tình trạng này kéo dài, cản trở sự phát triển của trẻ và gây khó khăn trong quá trình can thiệp, điều trị. Ngược lại, những trẻ bị nặng, thể điển hình thường được cha mẹ phát hiện đưa đi khám và can thiệp sớm tự kỷ từ lúc 12-18 tháng tuổi.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ không những chậm phát triển về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến cuộc sống tương lai của bản thân và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và can thiệp sớm, các em sẽ được trợ giúp ngay từ đầu các kỹ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức để có thể hòa nhập với cuộc sống.

Thời điểm can thiệp tốt nhất cho trẻ tự kỷ là ba năm đầu đời, do bộ não có tính linh hoạt, nơron thần kinh liên kết lỏng nên dễ nối kết. Phần lớn các chương trình can thiệp sớm hiện nay thường chú ý nhóm trẻ từ 0 đến 3 tháng, còn theo thuật ngữ mở rộng thì can thiệp sớm đến trước 6 tuổi. Sau độ tuổi này, trẻ đi học tiếp tục được can thiệp hỗ trợ hoặc can thiệp hòa nhập. Chương trình can thiệp hòa nhập được hiểu là sự kết hợp với hoạt động học tại trường phổ thông hoặc can thiệp phục hồi chức năng hoàn toàn tại môi trường chuyên biệt đối với trẻ nặng.

II. Hoạt động kiểm tra đánh giá sàng lọc cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Nắng Mai

     
Người đánh giá: Tiến sỹ: Nguyễn Thị Bùi Thành và cộng sự.
Thời gian: Thứ 7 ngày 29/7/2023
Địa điểm: Trung Tâm Nắng Mai số 66 Hồng Đô, Phú Đô
Đặt lịch: 0985754850 – Thầy Thiện